Lập kế hoạch kinh doanh quán ăn nhanh - Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng hướng tới những giá trị tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Ở thời đại mà mọi lĩnh vực đua nhau phát triển đa dạng các nhóm ngành nghề, con người cũng phải tiến bộ để bắt kịp theo những điều mới mẻ.
Lập kế hoạch kinh doanh quán ăn nhanh - Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng hướng tới những giá trị tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Ở thời đại mà mọi lĩnh vực đua nhau phát triển đa dạng các nhóm ngành nghề, con người cũng phải tiến bộ để bắt kịp theo những điều mới mẻ.
Một trong những nhóm nghề chính, mới mẻ gây sốt trong khoảng một thập kỷ trở lại đây đó là ngành kinh doanh, cụ thể hơn đó là kinh doanh quán ăn uống. Ngày hôm nay, Công ty TNHH và DV công nghệ Nguyễn Phan sẽ tiết lộ cho bạn bí quyết lập kế hoạch kinh doanh quán ăn nhanh hay nhất năm 2021.
Xem thêm: Máy bán hàng cảm ứng POS
Kinh doanh quán ăn là gì?
Đầu tiên ta phải hiểu kinh doanh là thực hiện các hành vi đầu tư, mua bán, sản xuất với mục đích tạo ra lợi nhuận.
Kinh doanh quán ăn đó là thực hiện các hành vi mua bán, đầu tư, sản xuất những sản phẩm liên quan đến ẩm thực, ăn uống sinh ra lợi nhuận. Những sản phẩm về ẩm thực có thể kể đến đó là cơm, thức ăn chín, phở, mì, cháo,... Những sản phẩm này được bày bán tại một địa điểm cố định và khách hàng có thể ăn uống những món ăn của quán kinh doanh ngay tại quán ăn hoặc cũng có thể mua về.
Kinh doanh quán ăn thuộc hình thức kinh doanh dịch vụ bởi vậy nên với sự tiến bộ dần dần của dân trí, mọi người ngày càng có nhu cầu nhiều hơn về những dịch vụ trong đó có dịch vụ quán ăn uống. Điều này cũng mang tới những lợi thế mà cũng là thách thức bởi sự cạnh tranh rất khắc nghiệt trong lĩnh vực này đối với những nhà đầu tư kinh doanh.
Ưu điểm và nhược điểm của kinh doanh quán ăn:
Nếu bạn đang chuẩn bị có cho mình một kế hoạch kinh doanh quán ăn thì chắc hẳn bạn cũng đã phải có được phác thảo sơ qua về bức tranh kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Việt Nam.
Khoảng một thập kỷ trở lại đây có không ít những nhà đầu tư thành công, hái được quả ngọt từ hình thức kinh doanh này. Nhưng cũng có không ít người đầu tư thất bại, ôm trong mình một đống những nợ nần.
Vậy làm thế nào để bạn là một người đầu tư thông minh trong lĩnh vực kinh doanh quán ăn này? Làm thế nào để trồng cây mà hái được quả ngọt? Đó là trong đầu ta phải phân tích được những ưu, nhược điểm của hình thức kinh doanh này!
Ưu điểm của kinh doanh quán ăn:
Như đã nói ở trên, bởi nhu cầu của con người về dịch vụ ăn uống ngày càng tăng lên nên nếu bạn lao vào mô hình kinh doanh quán ăn khả năng thu về lợi nhuận lớn là rất cao.
Lợi thế thứ hai đó là mô hình kinh doanh quán ăn đơn giản hơn nhiều so với những mô hình kinh doanh khác nên rất dễ để thực hiện.
Vốn ban đầu phải bỏ ra nhỏ do quy mô quán ăn thường không quá lớn, khách hàng sẽ tập trung vào trải nghiệm sản phẩm nhiều hơn.
Cuối cùng là với thời đại công nghệ điện tử phát triển như hiện nay thì nhà đầu tư có thể tận dụng được triệt để hiệu ứng truyền thông trên mạng xã hội, tiết kiệm rất nhiều những chi phí marketing thu hút khách hàng.
Nhược điểm của kinh doanh quán ăn:
Cái gì cũng có hai mặt của nó. Kinh doanh quán ăn cũng không phải ngoại lệ. Lợi thế rất nhiều nhưng rủi ro cũng cực cao.
Những lợi nhuận thu về lớn nhưng hiệu ứng này sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nếu như bạn không biết được cách duy trì giữ chân khách hàng.
Một bông hoa đẹp chắc chắn không thể chỉ có một con ong lấy mật. Kinh doanh quán ăn cũng vậy, nếu bạn nhìn ra được tiềm năng của hình thức này thì cũng sẽ có người khác nhìn thấy được nó. Vậy nên sự cạnh tranh trong ngành này là rất lớn và nó vẫn không ngừng tăng lên theo cấp số nhân.
Xem thêm: Cách chọn máy in hóa đơn phù hợp
Lập kế hoạch kinh doanh quán ăn:
Bởi vậy mà luôn phải suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định kinh doanh. Nếu đã quyết tâm theo đuổi đam mê hình thức kinh doanh quán ăn thì một trong những bước đầu tiên đó là bạn phải lập kế hoạch kinh doanh quán ăn của mình. Sau đây công ty Nguyễn Phan sẽ bày cho bạn cách lập kế hoạch kinh doanh quán ăn hay nhất năm 2021.
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu:
Đây là bước quan trọng nhất khi bạn bắt đầu bước vào kinh doanh. Có cho mình một list khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn biết phải chọn cho quán ăn của mình loại thực phẩm bạn định kinh doanh, cách tiếp cận khách hàng,... Giúp bạn có một lối đi cụ thể hơn trong con đường đầy gian nan.
Ví dụ: Nhóm khách hàng từ 10 đến 18 tuổi sẽ có một đặc điểm thích những đồ ăn nhanh, món ăn màu sắc, thích ăn bằng thị giác hơn. Vậy nên ta sẽ để đặc điểm khách hàng này ở trung tâm, sau đó chọn ra những menu đồ ăn, cách tiếp thị marketing tập trung hướng tới mục tiêu là nhóm khách hàng này.
Định mức nguồn vốn kinh doanh ban đầu:
Tiếp theo ta cần xác định nguồn vốn ban đầu bạn cần bỏ ra, thông thường mở một mô hình quán ăn vặt nhỏ sẽ chỉ tốn từ 10 đến 12 triệu nguồn vốn ban đầu. Tùy theo mô hình quán ăn của bạn là gì mà sẽ tham khảo và chọn cho mình một con số khởi đầu hợp lý.
Lựa chọn mặt bằng kinh doanh của bạn:
Cần xác định cho mình một vị trí kinh doanh lý tưởng. Nên hướng tới tiêu chí những nơi mặt bằng đông dân cư, người ở, nơi nhiều hơn 1 mặt tiền đông xe cộ đi lại. Nếu không đáp ứng được nhu cầu như vậy bạn nên chọn nơi nào có cung đường lớn, không bị vật cản gì trước mặt tiền của quán.
Sắp xếp không gian quán ăn:
Nên để không gian quán ăn được thoáng mát, thoải mái, tiện lợi để khách hàng có thể yên tâm trải nghiệm dịch vụ ngay tại quán. Setup quán nên để những gang màu tươi sáng, trẻ trung để khách hàng bị thu hút, vừa trải nghiệm ăn uống lại vừa có được những góc check in, sẽ thuận lợi cho bạn không mất nhiều chi phí để quảng bá quán.
Thiết kế menu đồ ăn:
Đầu tư thiết kế để có được một hình ảnh menu đồ ăn chuẩn cho quán. Menu tên món phải tạo được sự tò mò, kích thích sẽ giúp thực khách gọi đồ nhiều hơn, chú ý hơn. Ngoài ra bạn cũng phải đảm bảo nguồn nguyên liệu luôn tươi mới để đồ ăn có được chất lượng tốt nhất.
Đào tạo nhân viên:
Đội ngũ nhân viên cũng là yếu tố quan trọng để khách hàng hài lòng và quay lại quán của bạn. Nên có một khung những nguyên tắc phục vụ chuẩn cho nhân viên chuẩn chỉnh sau đó training kỹ càng.
Chọn công cụ hỗ trợ quán ăn:
Nên có cho quán ăn của mình phần mềm quản lý công việc. Một phần mềm tốt sẽ giúp hỗ trợ công việc nhanh chóng, chuyên nghiệp, tránh những sai sót trong quá trình order và vô vàn những quá trình sai sót khác phát sinh.
Tại công ty Nguyễn Phan, đơn vị cung cấp hàng đầu về thiết bị phần mềm quản lý cửa hàng tổng quát uy tín, chất lượng nhất tại Việt Nam. Khi lựa chọn những sản phẩm của chúng tôi bạn hoàn toàn có thể yên tâm và chất lượng cũng như chính sách chăm sóc khách hàng mà công ty mang lại.
Quảng bá cho quán ăn:
Chọn những hình thức quảng bá quán ăn của mình hợp lý trên mạng xã hội, ứng dụng trực tuyến,... để khách hàng được biết tới nhiều hơn. Kết hợp với những chương trình khuyến mãi, giảm giá một cách khéo léo để tác động tới tâm lý của khách hàng.
Chú tâm tới dịch vụ chăm sóc khách hàng:
Bước cuối cùng đó là xây dựng được một quy tắc chăm sóc khách hàng chuẩn. Cần xây dựng một đội ngũ chăm sóc khách hàng riêng, ít người nhưng đội ngũ này sẽ phải chuyên nghiệp. Khách hàng sẽ cảm thấy được quan tâm, chăm sóc sau khi sử dụng dịch vụ ăn uống sẽ quay lại và thậm chí là một cần câu khách hàng mới của bạn.
Trên đây là những chia sẻ của công ty TNHH và DV công nghệ Nguyễn Phan về bí quyết lập kế hoạch kinh doanh quán ăn nhanh nhất năm 2021. Mong rằng với những kiến thức này sẽ giúp bạn có cho mình một lựa chọn hợp lý để kinh doanh quán ăn thật thành công. Hãy ghé thăm trang web của chúng tôi Nguyenphanshop.vn để được trải nhiệm dịch vụ mua sắm tuyệt vời nhất.
Địa chỉ: 389/30 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
Mã số thuế: 0312461782
Điện thoại: (028) 6272.7128
Email: [email protected]
Website: http://nguyenphanshop.vn